Chấn thương là điều dễ gặp và thường xuyên xảy ra trong khi chơi các môn thể thao, nhất là bóng đá. Những chấn thương này sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của cầu thủ; vì vậy trước khi tập luyện, cần phải khởi động đúng cách. Chấn thương sụn chêm cũng là một trong những loại chấn thương phổ biến; dưới đây là cách xử lý khi gặp phải nó. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp; nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể gặp cái biến chứng nguy hiểm hơn; ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng của bạn.
Vai trò của sụn chêm
Sụn chêm nằm ở trong khớp gối. Đây là một khớp phức hợp rất quan trọng, có vai trò chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Ba loại xương cấu tạo nên khớp gối bao gồm: Xương bánh chè, đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi. Sụn chêm nằm ở giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, làm tấm đệm lót giữa 2 loại xương này.Sụn chêm gồm 2 tấm:
- Sụn chêm trong nằm ở phía trong khớp, có hình chữ C
- Sụn chêm ngoài nằm ở phía ngoài khớp, có hình chữ O
Đặc trưng chung của sụn chêm là dai và có tính đàn hồi cao. Sụn chêm được chia làm 3 phần: sừng trước, thân giữa và sừng sau; bao gồm hai bờ là bờ bao khớp bám vào bao khớp và bờ tự do. Khớp gối chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể nên cần có khả năng chịu lực lớn. Sụn chêm là bộ phận quan trọng tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Vai trò của sụn chêm bao gồm:
- Giúp phân phối lực đều lên khớp gối
- Giúp khớp gối vững chắc
- Giúp hấp thụ lực, giảm xóc cho cơ thể khi di chuyển
- Giúp phân bố hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp, đảm bảo cho khớp hoạt động ổn định
- Tránh bao khớp và màng hoạt dịch không kẹt vào khe khớp
Rách sụn chêm khớp gối sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Chấn thương sụn chêm
Chấn thương rách sụn chêm khá phổ biến trong bóng đá. Có khá nhiều hình thức rách sụn. Thường gặp là rách dọc, rách ngang, rách hình nan hoa, hình vạt, hình mỏ, hình quai vali và rách phức tạp. Theo vị trí: rách sừng trước, sừng sau, thân; rách vùng vô mạch, vùng có mạch nuôi. Nang sụn chêm ngoài: Là dạng nang nhỏ nằm ở rìa của sụn chêm bị rách, trong nó chứa chất keo. Nó là nguồn gốc của đau gối mặt ngoài gối. Khi khám thấy một cục nhỏ nằm ngay dưới da ngay trên đường khớp.
Sụn chêm ngoài hình đĩa: Thay vì có dạng hình trăng lưỡi liềm. Nó lại có dạng hình đĩa, che phủ hoàn toàn mâm chày ngoài. Trong trường hợp không có tổn thương, sụn chêm ngoài hình đĩa không có triệu chứng. Nhưng nó thường lại rất mỏng mảnh, dễ rách, đặc biệt là ở trẻ em. Nhìn chung nó khá lành tính tuy nhiên lại rất dễ đối mặt với nguy cơ tổn thương nghiêm trọng
Ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng
Sụn chêm không cố định, là một sụn xơ có dạng chữ C ở đầu gối. Chức năng của sụn chêm như một “miếng đệm” đón nhận những áp lực do va đập vào đầu gối. Và là một lớp mềm ngăn cách giữa các xương của khớp gối. Mỗi đầu gối có hai sụn chêm nằm giữa đầu xương đùi và xương chày và được gọi là sụn chêm giữa và bên.
Sụn chêm hoạt động như các giảm xóc, giúp hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu xương đùi xuống xương chày. Giúp giảm sang chấn sụn khớp. Sụn chêm góp phần tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Nhưng khi bạn bị chấn thương đâù gối mà bị xé rách sụn, bạn sẽ mất lớp đệm này. Bạn có thể chơi bóng đá khi bị rách sụn khớp. Nhưng làm như vậy sẽ khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn.
Lời khuyên khi vô tình bị chấn thương
Nghỉ ngơi là hành động đầu tiên khi sụn chêm đầu gối của bạn bị rách. Ngừng chơi thể thao nói chung và Bóng đá nói riêng. Tránh tất cả các động tác và tư thế gây đau đầu gối của bạn.
Điều trị không phẫu thuật sẽ giúp hồi phục các tổn thương ở sụn chêm, bằng bốn hoạt động chính:
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, nhiều. Bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân sử dụng nạng để tránh dồn trọng lượng lên chân.
– Chườm đá lạnh một ngày vài lần, mỗi lần khoảng 20 phút.
– Băng ép nhẹ nhàng để ngăn chặn sưng thêm, phù nề và mất máu.
– Nâng cao chi so với vị trí của tim bằng cách kê một cái gối ở dưới chân. Hoặc gác chân lên một miếng đệm cao hơn khi nằm sẽ giúp giảm sưng khớp gối. Bạn nên giữ đầu gối của bạn nâng cao hơn trái tim của mình càng thường xuyên càng tốt.
Nếu các triệu chứng của bạn biến mất sau một vài ngày, bác sĩ có thể cho bạn chơi bóng đá. Nếu đầu gối của bạn không đỡ đau, bạn có thể cần phẫu thuật, các Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định bạn Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (VLTL – PHCN), Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)…