Lật cổ chân là chấn thương gây đau đớn cho cầu thủ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng luyện tập và thi đấu. Lật cổ chân thường bị gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân; một trong những nguyên nhân cơ bản là do kiệt sức vì tập luyện quá sức. Ngoài ra nó có thể được gây ra khi phương pháp luyện tập chưa phù hợp; hoặc va đập vào các tác nhân bên ngoài, trượt chân, vấp ngã ,… Để phòng tránh tình trạng này, chuyên gia khuyến nghị vận động viên nên tiết chế và không luyện tập quá sức; ngoài ra đừng quên các bài tập khởi động thật kỹ trước khi thi đấu.
Khi nào có thể bị lật sơ mi cổ chân?
Lật sơ mi hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng chấn thương mặt ngoài cổ chân; gây giãn, rách hoặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân. Khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân. Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao; nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông; thường do khởi động không kỹ…
Đôi khi cũng có thể gặp trong sinh hoạt bình thường hàng ngày như ngã xe, trượt chân (đặc biệt khi đi giày cao gót)… Trong khi đôi chân vốn có nhiệm vụ gánh sức nặng của cả 1 cơ thể; thì cổ chân chính là vị trí mong manh, dễ tổn thương nhất. Do vậy, tai nạn lật cổ chân thường xảy ra khi một người bị trượt chân hoặc bất ngờ té ngã. Lúc này, áp lực lớn từ cơ thể tác động lên bàn chật trong lúc chân đang ở thế không thuận; dẫn đến các khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức sinh ra lật cổ chân.
Các nguyên nhân gây lật cổ chân là gì?
Nguyên nhân thường gặp
– Đào tạo và kỹ thuật không phù hợp
– Lắp và hỗ trợ thiết bị không chính xác
– Các vấn đề về giải phẫu hoặc cơ sinh học của vận động viên
– Trượt chân, vấp ngã trong hoặc ngoài sân
Chấn thương do kiệt sức
Các chấn thương và kiệt sức do sử dụng / tập luyện quá mức là một vấn đề lớn đối với các vận động viên vị thành niên. Cả hai đều có thể xảy ra khi tham gia các môn thể thao quanh năm mà không nghỉ ngơi; hoặc không có đủ thời gian phục hồi giữa luyện tập và thi đấu.
Các dấu hiệu kiệt sức điển hình:
– Đau trong hoặc sau khi hoạt động, hoặc khi nghỉ ngơi
– Thiếu sự hào hứng với tập luyện và thi đấu
Các triệu chứng khi bị lật cổ chân?
Trong giai đoạn cấp tính, chấn thương lật cổ chân gây cho người bệnh nhiều khó khăn:
– Sưng và bầm tím: là triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường khi bị chấn thương lật cổ chân.
– Đau: khi chạm vào mắt cá chân, đặc biệt là khi bạn chịu lực lên chân chấn thương.
– Hạn chế vận động: cổ chân bị hạn chế vận động do đau và sưng nề.
Nếu chấn thương nặng, không được điều trị đúng cách trong giai đoạn cấp tính, chấn thương có thể gây đau dai dẳng và mất vững khớp cổ chân cho cổ chân.
Xử lý ban đầu
Bác sĩ Lê Thanh Tùng, trưởng khoa Ngoại chấn thương của Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết: “Ngay khi bị lật cổ chân, người chơi bóng cần chườm đá luôn, đây là phương pháp tối ưu để giảm sưng tấy và tránh bị giãn dây chằng. Sau đó, dùng vải mềm quấn để cố định cổ chân, hạn chế đi lại trong 2 ngày đầu. Tích cực chườm đá bằng cách cho đá vào xô nước, ngâm chân bị đau vào khoảng 20 phút/lần, ngày ngâm 3 lần. Đó là cách chữa tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện. Nếu bị nặng hơn thì nên đi gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn”.
Một số lưu ý từ các người chơi giàu kinh nghiệm về những việc không nên làm khi lật cổ chân là: Không nên xoa dầu nóng, rượu bởi có thể làm vết đau sưng to hơn. Không nên bó thuốc bắc bởi có thể bị nhiễm trùng da. Việc kéo nắn không đúng cách sẽ làm rách cơ thêm bên trong.
Điều trị lật cổ chân như thế nào?
Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật bởi các bác sĩ chuyên khoa. Mục tiêu điều trị là giảm đau và sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng và phục hồi chức năng của mắt cá chân.
Khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất đó là phải:
– Dừng tập luyện và vận động ngay khi chấn thương.
– Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút.
– Dùng băng ép cổ chân
– Gác chân lên cao.
Đối với chấn thương nặng, bạn nên đến khám tại chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để có được sự tư vấn và điều trị tốt nhất ngay từ giai đoạn cấp tính.
Cách phòng tránh
Ngăn ngừa chấn thương do luyện tập quá sức và kiệt sức với những mẹo đơn giản sau:
– Dành đủ thời gian cho thói quen khởi động và hạ nhiệt thích hợp
– Nghỉ ngơi 1-2 ngày mỗi tuần hoặc tham gia vào một hoạt động khác
– Tập trung vào sức mạnh, điều hòa hoặc tập luyện chéo trong “mùa giải”