Đồ uống thể thao là một trong những loại nước uống gắn liền với các vận động viên thể thao, nhất là cầu thủ. Họ ưa chuộng loại nước uống này bởi nó cung cấp năng lượng cho cơ thể; giúp giải toả căng thẳng và tập trung hơn cho trận đấu; ngoài ra cũng giúp bù nước sau những giờ hoạt động quá nhiều. Tuy nhiên liệu đồ uống thể thao có tốt như chúng ta vẫn tưởng tượng? Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đồ uống thể thao chứa quá nhiều đường và muối không cần thiết; chính vì vậy đừng lạm dụng quá nhiều mà hãy sử dụng có chừng mực bạn nhé!
Giới thiệu đồ uống thể thao
Nước là thành phần chính trong nước uống thể thao; nhưng đồng thời cũng chứa các chất khác, bao gồm carbs và chất điện giải; nhằm giúp cải thiện hiệu suất tập luyện. Các loại carbohydrate trong những đồ uống này thường ở dạng đường như glucose, sucrose và fructose.
Nước và chất điện giải bị mất trong quá trình tiết mồ hôi, và bạn cần phải bổ sung chúng; đặc biệt là trong thời gian tập thể dục kéo dài. Cơ thể có khả năng lưu trữ carb trong cơ bắp và gan dưới dạng glycogen; được sử dụng làm nhiên liệu trong khi tập thể dục. Việc tiêu thụ carb trước hoặc trong khi tập thể dục có thể giúp làm chậm tốc độ cơ thể sử dụng hết lượng dự trữ, giúp cơ thể không bị đuối sức hay mệt mỏi nhanh.
Hạn chế lạm dụng thức uống này
Tuy nhiên, một số nước uống thể thao có chứa ít hoặc không có carb nhằm thu hút người dùng có nhu cầu bổ sung nước và chất điện giải nhưng không muốn thêm calo. Chất điện giải, hay còn gọi là khoáng chất có điện tích, rất cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Các chất điện giải chính được tìm thấy trong đồ uống thể thao là natri và kali.
Tiêu thụ thức uống thể thao mỗi khi tập luyện có thể phủ nhận sạch trơn mọi công sức bạn bỏ ra. Bởi chúng thường chứa nhiều calo và đường. “Bạn cần phải tập thể dục khá chăm chỉ trong ít nhất một giờ nếu không muốn dung nạp một lượng đường không cần thiết”, ông John Brewer, GS khoa học thể thao ứng dụng tại Đại học St Maryedom (Twickenham, Anh) cho biết. Thức uống thể thao có chất bù điện giải vẫn được dùng trong ngày thi đấu để tăng cường carbohydrate. Nhưng các cầu thủ bóng đá vẫn phải ý thức lượng thức uống họ tiêu thụ.
Bổ sung protein trong chế độ ăn
Protein rất quan trọng trong việc phục hồi cơ bắp. Bên cạnh thanh protein, thịt bò khô từ lâu cũng trở thành món ăn nhẹ rất phổ biến được các cầu thủ tiêu thụ. “Thịt bò khô là món ăn nhẹ giàu protein chất lượng cao, cung cấp cho cơ thể bạn các axit amin thiết yếu để tạo, duy trì và phục hồi cơ bắp”; bà Nancy Rodriguez, GS khoa học dinh dưỡng tại Đại học Connecticut, Mỹ, cho biết.
Protein được coi là một chất dinh dưỡng quan trọng cho thành công của các vận động viên ở mọi thời đại và trong tất cả các môn thể thao. Protein cung cấp một nguồn năng lượng cho rèn luyện cơ bắp. Do đó các cầu thủ cần ăn chế độ đầy đủ protein. Với môn bóng đá đòi hỏi tập luyện cao thì mức protein có thể lên tới 1.2-1.6g/kg/ngày. Có hai nguồn thực phẩm cung cấp đạm đó là đạm động vật và đạm thực vật.
Thức ăn có nguồn gốc động vật bao gồm các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như: Trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, lươn, phủ tạng (gan, tim, bầu dục) và các loại thịt: Lợn, bò, gà, chim. Thức ăn nguồn gốc thực vật như: Đậu đỗ các loại (đậu đen, đậu xanh, đậu nành;… trong đó đậu nành (đậu tương) có hàm lượng protein cao nhất). Trong 100g thịt lợn nạc chứa trung bình khoảng 20 g đạm và có thể thay thế bằng: 100g thịt bò nạc, thịt gà nạc, cá nạc hoặc 120g tôm tép tươi hoặc 40g ruốc hoặc 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà hoặc 2 bìa đậu phụ.
Cà chua, khoai tây có thực sự tốt?
Nhiều người phát hiện một số loại rau củ quả như ớt, cà chua, cà tím và khoai tây rất khó tiêu hóa. Bởi vậy các cầu thủ được khuyến nghị cắt giảm nước sốt cà chua trong khẩu phần ăn của mình. “Chúng chứa các hợp chất ngăn chặn sự hấp thụ canxi của cơ thể và tôi luôn khuyên các cầu thủ hạn chế ăn nước sốt cà chua trong món mỳ ống”, Vinci nói.
Quả mọng có tác dụng tốt
Quả việt quất, anh đào và hạt lựu được coi là siêu thực phẩm. Bởi nó có khả năng chống viêm và giúp phục hồi thể lực. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn của nhiều cầu thủ bóng đá. Đặc biệt, quả việt quất là lựa chọn tuyệt vời trước mỗi trận đấu. Vì chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
“Các chất chống oxy hóa trong việt quất có thể vô hiệu hóa các gốc tự do được tạo ra trong quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do này”, TS.BS Stewart Laing – chuyên gia tư vấn sức khỏe thể thao (Anh) – cho hay. Ngoài ra, quả việt quất còn là một nguồn cung cấp carbohydrate, năng lượng cho cầu thủ. Nhưng nó sẽ không làm tăng mức insulin trong cơ thể họ.
Sữa chua Hy lạp tốt cho cơ thể
Do đốt cháy lượng calo khổng lồ trên sân, vì vậy, các cầu thủ bóng đá cần carbs. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sửa đổi lượng carb của cầu thủ dựa trên mức độ tập luyện của họ rất quan trọng. Các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp cần khoảng 7g carbohydrate cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhất là vào những ngày phù hợp để tối ưu hóa quá trình tái tổng hợp glycogen. Tuy nhiên, vào những ngày hồi phục, con số này giảm xuống còn 2g mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Sữa chua Hy Lạp là một nguồn protein, men vi sinh và canxi tuyệt vời. Không chỉ vậy mà nó còn có thể giúp cơ thể cầu thủ phục hồi trong khi ngủ. Nhất là khi họ ăn khoảng nửa giờ trước lúc lên giường. “Protein trong sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác gần như hoàn toàn là casein, tiêu hóa chậm trong cơ thể và lý tưởng để tái tạo cơ bắp sau mọi buổi tập luyện cường độ cao. Đó là một mẹo nhỏ hữu ích cho những ai phải vận động nhiều như cầu thủ bóng đá”, Vinci nói.