Cầu thủ nên uống nước thế nào trước trận đấu

Một trận đấu bóng đá thường diễn ra trong một thời gian dài và tốn khá nhiều sức. Bên cạnh đó, việc chơi bóng đá lại đổ rất nhiều mồ hôi, dễ dấn đến tình trạng mất nước. Việc mất nước sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và hiệu suất của trận đấu. Điều này làm cho cơ thể dễ bị tăng lên và kéo theo đó cũng dễ bị căng thẳng hơn trong quá trình thi đấu. Cầu thủ cũng có khả năng bị say nắng và kiệt sức nếu không được cung cấp nước một cách đầy đủ. Vậy trong những trận đấu kéo dài và mất sức như vậy, các cầu thủ nên điều chỉnh việc uống nước sao cho phù hợp.

Tầm quan trọng của việc bù nước

Các chuyên gia khẳng định việc bù nước rất cần thiết với người chơi thể thao.
Nếu muốn duy trì thể trạng tốt và đạt thành tích cao, cầu thủ cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, nước rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là các vận động viên bóng đá. Nếu muốn duy trì thể trạng tốt và đạt thành tích cao, cầu thủ cần uống nhiều nước hơn bình thường. Ngay cả khi họ không cảm thấy khát.

Các chuyên gia khẳng định việc bù nước rất cần thiết với người chơi thể thao. Đặc biệt là những môn thể thao lâu, đòi hỏi sức bền như bóng đá. Việc vận động cơ thể với cường độ cao như thế sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn. Cơ thể tiết mồ hôi để tự làm mát nhằm giảm được thân nhiệt. Nếu cầu thủ mất 1-2% cân nặng do bị mất nước thì thành tích sẽ giảm sút.

Nghiên cứu cho thấy trong quá trình thi đấu hay tập luyện, các cầu thủ dễ dàng bị mất nước qua mồ hôi. ĐIều này có thể làm mất 1-2% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, một vận động viên có trọng lượng 60 kg có thể bị mất 2% trọng lượng tức khoảng 1,2 kg.

Cách để giữ nước trong các trận đấu

Vận động viên càng di chuyển nhiều càng ra mồ hôi nên mất nước nhiều hơn. Do đó, phải luôn chú ý phòng ngừa tình trạng mất nước ở vận động viên. Bằng cách uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện hoặc thi đấu. Vận động viên không nên để cơ thể bị mất nước. Bởi vì khi đó phải mất nhiều giờ mới tái lập được sự cân bằng về nước trong cơ thể.

Trong mồ hôi, ngoài nước còn có các chất điện giải như natri, clo, canxi, kali, magie… Nếu không bù đủ nước và chất điện giải sẽ dẫn đến tình trạng vọp bẻ, còn gọi là chuột rút, mệt mỏi, tim đập nhanh, ngất xỉu. Thậm chí trụy tim mạch nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ khuyên mỗi cầu thủ nên uống từ 400 đến 600 ml nước trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi thi đấu hoặc tập luyện. Trong thời gian bóng lăn, nên uống “dặm” nhiều lần. Mỗi lần từ 150 đến 200 ml, cách nhau khoảng 15 đến 20 phút tùy theo mức độ ra mồ hôi. Sau khi trận đấu kết thúc, cần uống ngay để bù đủ lượng nước mất qua mồ hôi. Vận động viên giảm trọng lượng một kg thì phải bù một lít nước.

Một số lưu ý về loại nước sử dụng trước trận đấu

Trong thời gian bóng lăn, nên uống "dặm" nhiều lần.
Các cầu thủ bóng đá luôn phải chú ý để bổ sung một lượng carbohydrate nhất định.

– Không sử dụng nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, nước tăng lực…

– Nhiệt độ nước phù hợp khoảng 17 độ C. Không nên sử dụng nước lạnh quá vì dễ làm viêm họng và khó hấp thụ nước.

– Nồng độ đường trong nước chỉ vào mức từ 2,5 đến 5%.

– Lượng chất điện giải trong một ngày ở vận động viên trưởng thành gồm natri 6 g, kali 4 g, photpho 1,2 g, clo 4 g, canxi 0,8 g, magie 0,3 g …

– Loại nước uống hợp lí là nước lọc, nước trái cây hoặc một số nước chuyên dành cho vận động viên thể thao. Nhằm giúp bổ sung các chất điện giải.

– Các cầu thủ bóng đá luôn phải chú ý để bổ sung một lượng carbohydrate nhất định. Những loại đồ uống thể thao có thể giúp bạn đảm bảo duy trì lượng đường trong máu và chất điện giải ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *