Khái niệm về đá phạt và các thể loại đá phạt trong bóng đá

Trong một trận đấu chắc chắn bạn sẽ ít nhất một lần được nhìn thấy một pha đá phạt. Khi một trong hai đội bị đối phương phạm lỗi thì trọng tài sẽ cho bên bị phạm lỗi hưởng quả đá phạt. Nếu vị trí đá phạt ở vị trí thuận lợi thì nó sẽ đem lại nhiều lợi thế cho đội được hưởng quả đá phạt đó. Tuy nhiên liệu bạn có biết rõ thế nào là đá phạt? Và trên sân sẽ có bao nhiêu vị trí đá phạt và các loại đá phạt như thế nào? Bài viết dưới đây của jrockey sẽ giải thích rõ những vấn đề trên. Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về bóng đá thì đây là một bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.

Sơ lược về đá phạt trong bóng đá

Theo định nghĩ của các môn thể thao dùng chân, trong đó có bóng đá thì việc đá phạt hay sút phạt là hành động khởi động lại trận đấu. Nó được thực hiện bằng cách sút bóng vào sân

Đá phạt trong bóng đá được quy định trong điều 13 của luật bóng đá. Trong luật quy định, đạt phạt gồm 2 loại đá là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Quả đá phạt giành cho đội còn lại khi một trong hai đội có cầu thủ phạm lỗi.

Sơ lược về đá phạt
Đá phạt có 2 hình thức là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp

Một số loại đá phạt trong bóng đá

Hình thức đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp là cách khởi động lại trấn bóng và được trao cho đội còn lại khi đội kia có cầu thủ phạm lỗi trên sân.

Trong khi đá phạt trực tiếp, đội được đá phạt có quyền đá bóng từ vị trị phạm lỗi và các cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng 9,15m. Nếu cầu thủ ghi bàn từ quả đá phạt trực tiếp thì bán thắng đó sẽ được công nhận.

Trong trường hợp có cầu thủ phạm lỗi trực tiếp nhưng trong vòng cấm 16,5m thì đội bên kia sẽ được hưởng một quả đá phạt đền. Đá phạt đền cũng nằm trong các kiểu đá phạt trong bóng đá được liên đoàn bóng đá quy định. Đá phạt đền là hình thức đặc biệt của đá phạt trực tiếp. Đây là quả đá phạt chỉ có một cầu thủ được đá vào cầu môn đối phương; và chỉ có thủ môn bảo vệ cầu môn.

Hình thức đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là một trong các loại đá phạt trong bóng đá. Quả phạt trực tiếp giành cho đội còn lại khi đội kia phạm một trong số các loại vi phạm kỹ thuật theo quy định của Luật bóng đá.

Phạt việt vị

Đội thực hiện quả đá phạt gián tiếp cho quyền đá bóng từ vị trí phạm lỗi hoặc từ vị trí quả bóng đá nằm trên sân khi trận đấu được tạm dừng. Các cầu thủ đội bị phạt phải đứng cách xa bóng 9,15m. Nếu có bàn thắng được ghi từ quả đá phạt gián tiếp thì bàn thắng đó không được công nhận. Trong đá phạt gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi quả bóng có chạm vào một cầu thủ khác bất kỳ trên sân của hai đội. Hiện nay, phạt liệt vị là một trong những quả đá phạt gián tiếp hay được gặp nhất.

Các lỗi phạt thẻ vàng trong bóng đá

Khi nào cầu thủ nhận thẻ vàng?

Các lỗi phạt trong bóng đá không thể thiếu phạt thẻ vàng với những pha vi phạm sau:

  • Xuất hiện hành vi phi thể thao như đẩy, kéo, ngáng chân,… cầu thủ đối phương.
  • Cố ý gây ra hành động hay lời lẽ phản đối quyết định của trọng tài.
  • Cố tình trì hoãn trận đấu để kéo dài thời gian (thường gặp ở các đội đang dẫn bàn thắng).
  • Vi phạm luật liên tục.
  • Không tuân thủ đúng đắn về cự ly trong những quả phạt hoặc phạt góc.
  • Cầu thủ tự ý vào hay trở lại sân khi chưa có sự đồng ý của trọng tài.

Thẻ vàng trong bóng đá bị phạt như thế nào?

Cầu thủ bị thẻ vàng sẽ được trọng tài ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ. Và là lời cảnh cáo của trọng tài dành cho cầu thủ đó. Người chơi đã bị cảnh cáo có thể tiếp tục chơi trong trận đấu bóng đá. Tuy nhiên, một cầu thủ nhận cảnh cáo thứ hai bằng một thẻ vàng tiếp theo trong trận đấu sẽ bị đuổi khỏi sân bóng. Và đội bóng đó sẽ tiếp tục chơi mà chỉ có 10 cầu thủ.

Phạt thẻ vàng
Thẻ vàng được xem như là lời cảnh cáo của trọng tài dành cho cầu thủ đó

Các lỗi phạt thẻ đỏ trong bóng đá

Những vi phạm dưới đây sẽ phải nhận lấy chiếc thẻ đỏ – một trong các lỗi phạt mà không cầu thủ nào mong muốn:

  • Xuất hiện hành vi bạo lực nghiêm trọng.
  •  Lối chơi thô bạo, nguy hiểm, gây chấn thương trầm trọng cho cầu thủ khác.
  • Cố ý nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ người nào khác trên sân.
  • Cố ý dùng lời lẽ hoặc hành động lăng mạ, sỉ nhụ đối phương hoặc trọng tài.
  • Cố tình cản một bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn của đối phương, đặc biệt là trong khu vực 16m50 khi cố tình chơi bóng bằng tay.
  • Cầu thủ phải nhận thẻ vàng thứ 2 của trận đấu.
  • Trong các trận đấu sử dụng hệ thống VAR thì nếu cầu thủ vào khu vực coi lại video trận đấu cũng bị nhận ngay một thẻ đỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *